Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần XXIV Mùa Thường Niên (Lc 7,36-50) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 7,36-50

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : 1 Cr 15,1-11

Tin Mừng mà anh em đã lãnh nhận và đang nắm vững, nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát, nếu anh em giữ đúng như tôi đã rao giảng. Bằng không, thì anh có tin cũng vô ích.

Theo kiểu nói này, ngày nay cần phải cấp thiết điều nhiều quan điểm.

Tin Mừng là một niềm : hoan lạc, một điều “ tốt lành ”.

Tin Mừng không tự mình sáng chế ra, nó được “ tiếp nhận”.

Tin Mừng không thay hình đổi dạng, người ta chấp nhận nó “ nguyên trạng”.

Tin Mừng có “ tính cách cứu độ ”, phục hưng và tái tạo con người.

Tôi yêu mến Tin Mừng thế nào? Tôi có chọn được điểm nào trong đó không ? phải chăng tôi chỉ giữ lại những điều vừa ý tôi, đến nỗi theo Thánh Phaolô, tôi có nguy cơ không gặp được gì trong đó ngoài chính bản thân tôi.

Thỉnh thoảng, nếu Chúa đột nhập làm cho ta bỡ ngỡ, khó chịu, nếu Người không phải là “ Đấng hoàn toàn khác” thì điều ta tìm kiếm được trong Tin Mừng, chỉ là một sự bào chữa cho các luận thuyết riêng của ta mà thôi.

Tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận.

Lòng khiêm nhường của vị tông đồ thật thẳm sâu, vì ông tùng phục sứ điệp trước khi loan truyền cho người khác.

Đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta đúng như lời Kinh Thánh… Rồi Người đã được mai táng trong mồ…ngày thứ ba đã sống lại, đúng như lời Kinh Thánh …

Chắn chắn, ở đây chúng ta có một trong các kinh “ Tin Kính" (Credo) đầu tiên mà các cộng đồng tiên khởi đã đọc : nói được là một công thức tuyên xưng tối thiểu về đức tin. Một đức tin rất mực đơn giản gồm ba biến cố lịch sử : Tử nạn, Mai táng và Phục sinh.

Ba sự việc xảy ra một trật.

Nhưng là ba sự việc “ có ý nghĩa” được Kinh Thánh loan truyền qua mọi thời đại. Công thức được lặp đi lặp lại “ đúng như lời Kinh Thánh”, chứng tỏ rằng cuộc tử nạn và sự phục sinh của Đức Kitô là những điểm căn bản của chương trình Thiên Chúa cho phần rỗi nhân loại, “cho tội lỗi chúng ta.”

Người đã hiện ra với ông Kêpha, với nhóm Mười Hai, rồi với hơn năm trăm anh em, và với tôi, là kẻ hèn mọn nhất trong các Tông-đồ.

Phaolô kể ra một danh sách về các nhân chứng được đặc ân nhìn thấy Đấng sống lại hiện ra : Danh sách này không đầy đủ vì không kể lại việc Chúa hiện ra với Mađalena.

Tôi có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu. Tôi đã lao nhọc nhiều…nhưng thật ra không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa nơi tôi .

Như thế, "ba biến cố" vừa kể trên, không phải chỉ là các sự kiện lịch sử “xa xưa" nhưng là nguồn mạch một cuộc sống mới. Phaolô đã “chết cho tội lỗi của mình” và "nói được là ông đã sống lại” với Đức Kitô.

Kiểu nói của Phaolô xem ra lúng túng nhưng lại đầy vẻ mạc khải : "Không phải một mình tôi, cũng không phải một mình Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa và tôi... trong một cuộc hợp nhất không thể tách lìa. Đây là cách diễn tả lạ lùng về “Ân sủng", ân sủng không hoạt động nếu không có ta cộng tác, nó giúp ta thực hiện có hiệu quả hơn là khi ta hành động bởi sức riêng mình.

Tôi cồ thể nói gì hơn được nữa ? Tôi hợp tác với Thiên Chúa làm sao ? Như Phaolô, mối thâm nhập giữa tôi với Thiên Chúa thế nào ?

Bài đọc II : 1 Tim 4, 12-16

Các cơ cầu Hội thánh có thể tiến triển. Thời Timôtêô, nghĩa là vào năm 65, người ta còn ít phân biệt EpisÚope ( “giám sự; hay Giám mục) với Presbytre niên trưởng (hay Linh mục). Nhưng rõ ràng có những vai trò chính xác ; trong cộng đoàn, có người được chọn để "đung đầu" kinh nguyện và dạy dỗ…Và phận vụ này được trao cho họ bằng một nghi thức, việc đặt tay của các niên trưởng khác.

Con thân mến, chớ có ai khinh dể con vì con còn trẻ.

Vậy vai trò hữu trách không tự động được ban cho các “niên trưởng". Hội-thánh không phải là một xã hội nhân loại bình thường.

Từ "niên trưởng" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “già nhất”. Từ đó người ta rút ra từ "Linh mục" nhưng người ta thấy rằng "tính già" của Timôtêô là bởi ơn thánh ngài đã lãnh nhận, và những tính cách chín chắn mà ngài có, vượt quá tuổi của Ngài. Thánh Phaolô nhắc nhở ngài điều đó. Điều quan trọng, trước hết không phải là tuổi tác hay kinh nghiệm mà là :

1. Mẫu sống:

Nhưng con hãy nêu gương sáng cho các tín hữu, trong lời nói, cách ăn nết ở, trong đức bác ái, đức tin và đức thanh khiết.

Một linh mục rao giảng Tin Mừng trước tiên bằng đời sống mình . Một đòi buộc gắt gao ! Là một người của đức tin, đức ái và đức thanh khiết.

Bản văn này mời gọi ta cầu nguyện, theo nghĩa này, cho các giám mục và các linh mục.

2. Khả năng giáo huấn :

Con hãy chăm chú đọc sách, khuyên bảo và dạy giáo lý.

Nhất là ngày nay, khả năng nghề nghiệp rất quan trọng. Thật ích lợi khi nghe Thánh Phaolô đòi các linh mục phải là các chuyên viên về Kinh Thánh và về Tin Mừng. Hơn bao giờ, người ta ít muốn nhận các lắp ráp lặt vặt hời hợt.

3. Ơn Thiên Chúa ban:

Con chớ quên lãnh ân sủng trong con, là đã ban cho con bởi lời tiên tri, cùng với việc đặt tay của hàng lão thành.

Vậy đây là điều tương tự như việc phong chức linh mục. Tác vụ không chỉ là một sự ủy nhiệm cộng đoàn dành cho một vị hữu trách, như là một “ơn từ trên”, do sáng kiến của Chúa.

Con hãy thận trọng giữ mình và giữ lấy giáo lý : hãy kiên trì trong những việc ấy. Vì khi con làm như vậy con sẽ cứu lấy chính mình con và những kẻ nghe lời con.

Chúng ta gặp lại hai cực trong đời sống của linh mục : “ cách ngài sống và "phận vụ giáo huấn của ngài”.

Việc nhắc tới nhu cầu phải kiên trì chứng tỏ rằng hai việc này không phải thủ đắc một lần cho tất cả được : phải đứng vững, tiến tới, tiến bộ trong sự thánh thiện và nhận biết Chúa.

Và khi thi hành tác vụ của mình mà Timôtêô sẽ tự thánh hóa, và sẽ thánh hóa “ những ai nghe ngài ”.

BÀI TIN MỪNG : Lc 7, 36-50

Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa với mình.

Luca ghi lại ba lần (Lc 7,36. 11,37. 14, 1) nhưng người Pharisêu đã mời Đức Giêsu tới bàn ăn với họ. . . và Người đã nhận lời mời. Luca là người duy nhất tỏ lộ điều đó. Trái lại Mác-cô và Mát-thêu lại mô tả cách có hệ thống những người Pharisêu như đối, nghịch với Đức Giêsu. Sự phán đoán uyển chuyển của Luca hiển nhiên gần gũi hơn .. với sự thật lịch sử : Đức Giêsu không có những thái độ độc đoán cách tiên thiên, và đã có những người Pharisêu nhận biết Người..

Bỗng một người phụ nữ trong thành, có tiếng là tội lỗi…đem đến một bình bạch ngọc đầy dầu thơm. Chị ta đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, nước mắt chảy xuống tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mà lau rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà xức.

Ông Pharisêu là một người "sạch”. Ông ta rất lấy làm gai chướng : “Nếu ông này là ngôn sứ, hẳn phải biết người phụ nữ đang động đến mình là ai và thuộc hạng người nào chứ : là một tội lỗi mà !”

Thật thế độ là một phụ nữ tội lỗi. Hoàn toàn có cơ sở để tin rằng đó là một kỹ nữ. Tội lỗi của chị chồng chất. . . đến nỗi chị và những người khác đều tởm gớm. Chị không thể vênh vang ! Chị cần tự hạ trước công chúng. Vả lại, mọi người đều biết rõ chị. "Chỉ có Người, vị ngôn sứ Giêsu, mới có thể cứu giúp tôi !”. Và chị đến đó, sụp mình xuống đất, dưới chân Đức Giêsu. Những tiếng khóc nức nở thổn thức làm bàn thân chị run lên. Chị hôn tới tấp bàn chân Chúa, dầu thơm của chị làm sức nức phòng tiệc. Làm sao các thánh sử đã có thể thuật lại một cách hàm hồ như' vậy ? lý do là Đức Giêsu muốn đưa ra một sứ điệp quan trọng để truyền đạt cho ta.

Tôi nghĩ đến tội riêng của tôi, đến mọi tội lỗi của thế gian đang dâng lên như lớp thủy triều dơ bẩn. Lạy Chúa, từ khi có con người trên trái đất, Chúa vẫn quen đối xử với tội nhân như thế.

Này ông Simon, tôi có điều muốn nói với ông : Một chủ nợ kia có hai con nợ, một người nợ năm trăm quan tiền, người kia năm chục…chủ nợ tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ hơn ?

Thông thường, những chủ nợ trần gian không hành xử như thế. Nhưng chúng ta đã làm như vậy ! Chính đức Giêsu đã nói điều đó. Và Người đòi hỏi ta cũng sống như vậy : “ Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con".

Lạy Chúa, nếu ở địa vị Chúa phải trả lời câu hỏi đó, thì Mađalena có giá hơn Simon...kẻ. mắc nợ nhiều lại có giá trị hơn.

Ông thấy người phụ nữ này chứ ?

Đức Giêsu ca tụng chị phụ nữ. Người nói về chị với vẻ kính trọng. Người đề cao chị. Người nhấn mạnh mọi điều tốt chị đã làm. Trước đó, chị đã chịu biết bao đau khổ.

Lạy Chúa, xin giúp con biết nhìn những người tội lỗi với cái nhìn nhân hậu và xót thương của Chúa. Xin ban ơn cho con có thể giúp họ thấy mình được hồi phục. Lạy Chúa, chớ gì mọi lời nói, mọi thái độ của con đều nói lên Chúa tốt lành biết bao !

Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít, thì yêu mến ít.

Hai câu trên đây chứa mang một khai sáng lớn nhất về “ tội lỗi” :

tình yêu khơi dậy sự tha thứ : Chúa. tha thứ tội lỗi cho chị ta, vì chị đã yêu…

Sự tha thứ thôi thúc tình yêu : Người ta càng được tha thứ, thì càng hướng tới yêu thương.

Lạy Chúa, xin cảm tạ Chúa ! Tình yêu vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của sự tha thứ.

Lạy Chúa; có lẽ vì lý do đó mà Chúa cho phép tội lỗi chúng con xuất hiện... để ngày nào đó chúng được biến hóa trong tình yêu.

Ôi thật là nhiệm mầu, mỗi tội lỗi lại có thể trở nên dịp giúp con yêu mến Chúa nhiều hơn : Đó là giây phút kỳ diệu giúp con ý thức về tình thương xót…giúp con đoán được Chúa yêu con đến mức độ nào. . . Đó là lúc hướng đến tha thứ, giây phút thể hiện tình yêu cao cả nhất. Nỗ lực thể hiện tình yêu đó trong bí tích sám hối không có giá trị sao ?

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Trước nhất chúng ta không nên đồng hóa người phụ nữ này với cô Maria ,em của Mát-ta (Lc 10,39); cũng như Maria Mác-đa-la, người đàn bà được Chúa trừ bảy quỷ (Lc8,12). Câu chuyện này làm nổi bật thái độ sám hối của người phụ nữ với tấm lòng bao dung của Đức Giê-su, Đấng cứu độ trần gian.

2. Bài Tin Mừng này trình bày sự đối lập giữa thái độ hờ hững và vụ luật của các biệt phái và luật sư với thái độ mau mắn đón nhận qua tâm tình sám hối của người đàn bà tội lỗi. Chúng ta chọn thái độ nào ?

3. Thánh Âu –tinh đã nói : “Cứ yêu đi rồi mới làm gì cũng được”. Quả vậy người đàn bà tội lỗi trong bài Tin Mừng hôm nay vì cảm nghiệm với lòng khoan dung tha thứ của Chúa Giê-su , nên bà đã :

- Quên mình : không sợ dư luận cũng như lề luật nghiêm cấm tiếp xúc.

- Sẵn sàng hy sinh cho Chúa : Lấy thuốc thơm xức chân Chúa.

- Quyết tâm biến đổi đời sống qua cử chỉ sám hối. Để có tinh thần thanh tẩy đời sống và thánh hóa bản thân, chúng ta cần giục lòng yêu mến Chúa thật tình.

4. Nhìn vào Chúa Giê-su:
 

- Chúa Giê-su tiếp xúc với người đàn bà tội lỗi để ban tha thứ.

Chúng ta noi gương Chúa, dành ưu tiên cho việc bác ái thương người , để tạo điều kiện cho tha nhân biết tình yêu thương của Chúa.

- Để răn bảo, dạy dỗ và hướng dẫn sự sai lầm của Simon về óc vụ luật, Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn hai con nợ để trình bày cách tế nhị.

Noi gương Chúa , chúng ta muốn sửa lỗi cho ai, thì cần phải tế nhị và bằng chứng cụ thể để khuất phục tha nhân.

- Chúa Gie-su khoan dung tha thứ cho người đàn bà tội lỗi để tỏ quyền Thiên Sai và tình thương của Người.

- Noi gương Chúa, chúng ta hãy dựa vào những việc bác ái và từ thiện, thương người để tỏ bày phẩm giá con cái Thiên Chúa và lòng bác ái đối với tha nhân.

5. Nhìn vào người đàn bà tội lỗi:
- Biết tin nhận vào Chúa Giê-su có lòng khoan dung tha thứ, nên đã đến với Chúa để tỏ lòng sám hối ăn năn.

Ý thức mình là tội nhân thì phải biết tin nhận vào tình thương tha thứ của Chúa, bằng cách mau mắn chạy đến tòa giải tội để được ơn tha thứ.

- Sự thống hối đích thực thúc đẩy con người biến đổi : cởi con người cũ , mặc lấy con người mới thuộc về Chúa Giê-su Ki-tô. người đàn bà tội lỗi ở đây đã nêu gương sự biến đổi này :

* Đôi mắt : thường liếc đưa tình nay biết chảy giọt lệ rửa chân Chúa.

* Mái tóc : trang điểm thân xác, bây giờ lấy lau chân Chúa.

* Đôi môi : nụ hôn nồng thắm của xác thịt, bây giờ hôn chân Chúa.

… Tất cả bây giờ đã dành cho Chúa, và vì Chúa chứ không cho thế xác thịt như trước nữa !

Lòng sám hối của chúng ta cũng phải biến đổi đời sống cách cụ thể và sống động để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân trong tinh thần vị tha và vô cùng vị lợi.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.